Việc đầu tư hoàn
thiện hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Hà Nội đã góp một phần quan trọng vào
việc thúc đẩy bất động sản nơi đây phát triển.
Sau khi tỉnh Hà
Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội, thành phố đã đẩy mạnh thực hiện các định hướng
phát triển mới cho thủ đô. Trong đó, thủ đô Hà Nội sẽ tập trung phát triển quay
về phía Tây theo hướng Đại lộ Thăng Long. Cũng theo định hướng, một số tuyến
đường trong khu vực và các tuyến đường lân cận cũng được quan tâm đầu tư, hơn
hết là chú trọng hoàn thiện toàn bộ hạ tầng giao thông.
![]() |
Hạ tầng đồng bộ có tác động lớn đến thị trường bất động sản khu vực phía Tây |
Trục đường huyết mạch Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng
Long là tuyến đường cao tốc nối khu vực trung tâm Hà Nội với tuyến đường 21A
cũ, có chiều dài 30km và nằm toàn bộ trong thành phố Hà Nội.
Tuyến đường đi
qua địa phận các phường, xã: Trung Hòa, Mễ Trì, Phú Đô, Đại Mỗ, Tây Mỗ, An
Khánh, An Thượng, Song Phương, Vân Côn, Yên Sơn, Thị trấn Quốc Oai, Ngọc Mỹ,
Ngọc Liệp, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Thạch Hòa và kết thúc ngã ba giao cắt với Km
31+064 – quốc lộ 21A cũ đi thị xã Sơn Tây.
Đại lộ Thăng
Long có lưu lượng thông xe từ 1500 – 2000 xe/ngày.đêm, đóng vai trò quan trọng
trong giải quyết vấn đề giao thông quận Nam Từ Liêm.
Có thể thấy, Đại
lộ Thăng Long là tuyến đường quan trọng nhất tại khu vực phía Tây, có vị trí
rất quan trọng trong kích cầu bất động sản tăng giá trị. Nhờ khả năng kết nối
các khu vực quan trọng của thành phố, tạo liên kết chặt chẽ giữa nội và ngoại
thành, tuyến đường sẽ giúp khu vực phía Tây thu hút đông đảo dân cư và các nhà
đầu tư.
Tuyến đường sắt trên cao sắp đi vào hoạt
động
Đường sắt trên
cao Cát Linh – Hà Đông là hệ thống đường sắt nằm trong khu vực nội ngoại thành
Hà Nội. Đường sắt đô thị bao gồm 8 tuyến với tổng chiều dài lên tới 318 km.
Điểm đầu của
tuyến đường nằm tại nút giao cắt đường Cát Linh – Giảng Võ, đi theo đường Hào
Nam, qua phố Hoàng Cầu đến đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô Lịch, chạy
dọc trục đường Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung và kết thúc tại bến xe Yên
Nghĩa.
Tuyến đường sắt trên
cao có khả năng kết nối các địa điểm, tạo điều kiện di chuyển nhanh chóng. Từ
đó, đường sắt đô thị được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất
động sản, nâng cao giá trị của các dự án tại đây.
![]() |
Tuyến đường sắt trên cao được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị |
Một số tuyến được quan trọng đồng loạt hoàn
thiện
Bên cạnh hai
trục đường huyết mạch là Đại lộ Thăng Long và đường sắt trên cao, tổng thể hạ
tầng giao thông khu vực phía Tây cũng mang đến nhiều lợi thế lớn cho thị trường
bất động sản.
Tại đây có một
số tuyến đường quan trọng để kết nối với các quận huyện lân cận và trung tâm
thành phố, phải kể đến như đường Vành đai 3, đường Lê Văn Lương kéo dài, đường
Lê Trọng Tấn kết nối Hoài Đức – Hà Đông, đường Xuân Phương 70 mở rộng,… Hay một
số công trình lớn như hầm chui Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long, hầm chui nút
Thanh Xuân, đường Vanh đai 4, Lê Trọng Tấn kéo dài,…
Việc xây dựng và
sửa chữa hàng loạt các tuyến đường mới đã tạo nên một diện mạo mới cho khu vực phía Tây, biến nơi đây trở thành khu
trung tâm sầm uất, đông đúc, trở thành khu vực phát triển trọng điểm trong
tương lai.
Như vậy, việc
hình thành một hạ tầng giao thông thông thoáng và thuận tiện sẽ có tác động rất
lớn đến thị trường bất động sản. Kết hợp với việc di rời các trung tâm hành
chính quan trọng về phía Tây với hạ tầng giao thông đồng bộ, nơi đây sẽ trở
thành điểm thu hút dân cư hàng đầu tại thủ đô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét